Các bài thuốc ngâm mông hiệu quả, dễ tìm mà giá cực rẻ

06/11/2021   |   636

Liệu pháp ngâm mông là một cách thông khí, thải độc rất tốt. Nước ấm cùng muối và các chất hoạt khí từ các thảo dược giúp hút độc ra và lưu thông khí huyết.

Nếu đọc đến bài này, thì hẳn là ai cũng đã biết rõ hiệu quả và những tác dụng thần kỳ của liệu pháp ngâm mông. Ở bài này, Nam Sơn Trống Đọi chia sẻ đến bạn 5 loại thảo dược ngâm mông giá rẻ, dễ tìm phù hợp cho việc ngâm mông của chị em phụ nữ:

1. Ngâm mông bằng rong biển

- Tác dụng: có lợi cho các bệnh về da, đau hậu môn, viêm bàng quang, chuột rút kinh niên, các vấn đề về buồng trứng hay tử cung, và các rối loạn khác ở nữ giới.

- Công thức 1: Nguyên liệu gồm 4 chén rong arame cho vào 10 chén nước lạnh. Đun sôi và để liu riu trong 20 phút. Tắt lửa và thêm 1.4 muỗng muối. Lọc bã và để nguội bớt từ 5 đến 10 phút trước khi ngâm mông.

cac-loai-rong-bien_BGFTjp5 

- Công thức 2: kết hợp gừng mài cùng ngâm mông rong biển giúp giảm đau bụng, đau dạ dày và đau thần kinh tọa, tê chân và cân bằng các nội tiết tố cơ thể. Sau khi đã lọc nước rong biển trên cho vào chậu ngâm mông 3 muỗng gừng nạo. Được bọc trong túi vải. Để yên trong 5 – 10 phút, bóp túi gừng bằng đũa hoặc dụng cụ khác để tinh chất trong gừng hòa cùng nước rong biển. Dùng dung dịch này (vẫn để túi gừng) để ngâm mông.

2. Ngâm mông lá cải

- Công dụng: Có lợi cho các chứng bệnh về da như ngứa, đau hậu môn, viêm bàng quang, đau bụng kinh, các vấn đề về buồng trứng hay tử cung, và các rối loạn nữ khác.

- Công thức 1: Để ngâm mông lá cải, cần khoảng 50g lá cải khô (lá củ cải trắng tươi, cột thành bó rồi treo trong bóng râm từ 1 đến vài tuần) nấu sôi cùng 4-5 lít nước, để liu riu đến khi chuyển màu nâu sẫm. Trước khi tắt bếp, thêm 1 thìa muối biển. Lọc bã và để nguội từ 5-10 phút trước khi ngâm mông.

cu-cai 

- Công thức 2: Khi kết hợp gừng mài cùng ngâm mông lá cải giúp giảm đau bụng, đau dạ dày và đau thần kinh tọa, tê chân. Sau khi đã lọc nước lá cải khô trên cho vào chậu ngâm mông 3 muỗng gừng nạo. Được bọc trong túi vải. Để yên trong 5 – 10 phút, bóp túi gừng bằng đũa hoặc dụng cụ khác để tinh chất trong gừng hòa cùng nước lá cải. Dùng dung dịch này (vẫn để túi gừng) để ngâm mông.

3. Ngâm mông nước gừng

- Tác dụng: Ngâm mông trong nước gừng rất hữu ích cho chứng tiêu chảy, và đau bụng do viêm ruột hay kiết lỵ ở trẻ em.

20210718_cu-gung-tuoi-co-tac-dung-gi-1 

- Cách làm: Nấu sôi 2.5 lít nước rồi tắt bếp, cho ngay nước gừng lọc từ 3 chén gừng nạo vào nước. Có thể sử dụng nhiều gừng hơn nếu gừng cũ hoặc muốn có tác dụng mạnh hơn. Cho bã gừng đã vắt vào túi vải và thả luôn vào nước. Để vài phút và vắt kiệt tinh chất gừng trong túi vải hòa đều trong nước. Để bớt nóng rồi ngâm mông.

4. Ngâm mông bột mù tạt

- Tác dụng: Tốt cho tiêu chảy và đau dạ dày do kiệt lỵ ở trẻ em.

- Công thức 1: Đun sôi 12 cốc nước và thêm 1/3 chén bột mù tạt. Tắt lửa và để cho nước nguội vài phút trước khi ngâm mông.

bot-mu-tat 

- Công thức 2: Khi kết hợp mù tạc cùng ngâm mông rong biển hoặc ngâm mông lá cải sẽ rất tốt cho người bị tiêu chảy trầm trọng do viêm ruột, cho bệnh lao phổi, giảm chuột rút do dịch tả. Nấu nước rong biển hoặc lá cải theo cách trên rồi thêm bột mù tạt vào.

5. Ngâm mông nước muối

- Tác dụng: Giúp giảm đau và một số triệu chứng liên quan đến âm đạo, lạc nội mạc tử dung hoặc u tử cung.

- Cách làm:  250g muối vào 3,5 lít nước nóng, để nguội vài phút trước khi ngâm mông.

chua-dau-lung-bang-muoi-hat-900x506 

Trên đây là 5 loại thức dưỡng dùng để ngâm mông hiệu quả với chi phí cực rẻ cho chị em. Và để hiệu quả ngâm mông được tốt hơn, Nam Sơn Trống Đọi khuyên bạn nên sử dụng Chậu gỗ ngâm mông để đựng nước ngâm mông.